Đồng Phục Kỹ Sư

Đồng phục kỹ sư là loại trang phục được thiết kế dành riêng cho các kỹ thuật viên có tính chất công việc đặc thù và chuyên nghiệp.
Không chỉ phục vụ cho sự tiện dụng trong công việc, đồng phục kỹ thuật, kỹ sư còn góp phần nâng cao hình ảnh đẹp và chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, từng yếu tố như vậy đều góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển, lớn mạnh của doanh nghiệp.
Cùng xem 20+ mẫu đồng phục kỹ sư chuyên nghiệp mới nhất và các tiêu chí để lựa chọn được một bộ đồng phục kỹ thuật “đạt chuẩn” từ De Charme Uniform!

Tại Sao Phòng Kỹ Thuật Công Ty Cần May Đồng Phục?

Có 2 lý do tại sao phòng kỹ thuật của công ty cần may đồng phục cho kỹ sư, đồng phục nhân viên kỹ thuật:

  • Tạo nhận diện cho bộ phận khác & khách hàng để nhanh chóng tìm trợ giúp: Phòng kỹ thuật là phòng đặc thù trong công ty, khác hẳn các bộ phận khác (marketing, kế toán, hành chính - nhân sự…). Mặc đồng phục riêng biệt giúp các bộ khác và khách hàng nhanh chóng tìm được sự trợ giúp kịp thời và cần thiết.
  • Do đặc thù công việc của kỹ sư & nhân viên kỹ thuật: Thường xuyên phải tiếp xúc với máy móc, thiết bị, vật liệu. Việc may đồng phục kỹ sư giúp nhân viên kỹ thuật hạn chế được những tác động có hại từ môi trường công việc, từ đó an tâm làm việc.
Đồng phục kỹ sư

3 Tiêu Chí Của Bộ Đồng Phục Kỹ Sư Đẹp, Đạt Chuẩn

Một bộ quần áo bảo hộ cho kỹ sư đạt chuẩn và chuyên nghiệp cần đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau:

Chất Lượng Tốt

Trước tiên phải kể đến chất lượng của sản phẩm đồng phục áo kỹ sư. Nếu sản phẩm chất lượng kém, không giúp nhân viên kỹ thuật hạn chế được những tác động từ môi trường công việc hay độ bền kém, xấu, đó không phải là bộ đồng phục kỹ thuật đạt chuẩn.

Chất lượng của bộ quần áo kỹ sư lại phụ thuộc vào 3 “gạch đầu dòng” dưới đây:

  • Chất vải thấm hút mồ hôi, bền đẹp: Chất liệu vải may đồng phục bảo hộ kỹ thuật phải có khả năng co giãn, thấm hút mồ hôi tốt, giúp quá trình làm việc của nhân viên kỹ thuật dễ chịu hơn. Đồng thời, vải phải có độ bền cao, kéo dài thời gian phải may mới đồng phục.
  • Kỹ thuật may cao cấp: Kỹ thuật may thể hiện trong từng chi tiết nhỏ. Chẳng hạn, đường may chắc chắn, may đôi ở những vị trí dễ bị lực tác động để chống rách, từng cái cúc, từng chỗ bo viền đều phải may hết sức chỉn chu, chắc chắn và đẹp.
  • Màu sắc đồng phục: Có thể là màu ghi, màu sáng hoặc màu xanh than và các màu tối khác để giúp hạn chế hiển lộ các vết dầu máy hay các vết rách, xù lông do quá trình sử dụng.
Đồng phục kỹ sư De Charme
Đồng phục kỹ sư phải có chất lượng tốt, độ bền cao

Thiết Kế Phù Hợp Với Đặc Thù Công Việc Từng Lĩnh Vực

Có rất nhiều ngành nghề cần đến kỹ sư, nhân viên kỹ thuật. Tuy nhiên, tựu chung lại tất cả đều thuộc vào 3 nhóm lĩnh vực: Lĩnh vực điện, điện tử, điện lạnh và lĩnh vực cơ khí, máy móc và lĩnh vực xây dựng.

Việc thiết kế đồng phục kỹ sư cần phải phù hợp với đặc thù công việc của 3 nhóm ngành này.

Chẳng hạn:

Đồng phục kỹ sư ngành điện, điện tử, điện lạnh 

Môi trường làm việc chủ yếu trong nhà, nhà máy, không trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dầu mỡ. Do đó, màu đồng phục có thể là màu ghi, màu xanh dương, màu cam… Vải may đồng phục kỹ thuật nên là vải kaki do có khả năng thấm hút khá ổn, độ bền cao… 

Thiết kế đồng phục kỹ sư điện, đồng phục kỹ thuật điện có sự rộng rãi, thoáng mát. Nên thiết kế 2 túi hộp ở 2 bên ngực áo hoặc ống quần để tiện để dụng cụ trong quá trình làm việc.

Một số phụ kiện đi kèm nên bao gồm găng tay chống tĩnh điện, ủng cao su… để hạn chế tai nạn lao động.

Quần áo bảo hộ kỹ sư ngành điện
Mẫu đồng phục áo kỹ thuật điện

Đồng phục kỹ sư ngành cơ khí chế tạo, máy móc 

Kỹ sư ngành cơ khí chế tạo, máy móc thường xuyên phải làm việc, sửa chữa các thiết bị, máy móc. Các nguy cơ tai nạn lao động hoặc tổn hại sức khỏe có thể xảy ra bao gồm: Bị ngấm độc hóa chất, bị tổn thương do tia lửa điện, tia hồng ngoại, va chạm với máy móc thiết bị…

Do vậy, đồng phục kỹ sư cơ khí cần may bằng loại vải cao cấp, độ bền cơ học cao, chịu được tác động của xăng, dầu, nhớt, các dung môi hữu cơ, ngăn được các tia lửa bắn vào người kỹ sư…

Màu đồng phục nhân viên kỹ thuật ngành cơ khí nên là màu tối để hạn chế hiển thị các vết bẩn của dầu mỡ.

Áo đồng phục kỹ sư cơ khí
Mẫu áo đồng phục kỹ sư ngành cơ khí chế tạo

Quần áo kỹ sư công trình xây dựng

Kỹ sư ngành xây dựng thường xuyên phải làm việc trong môi trường ngoài trời nóng bức, nhiều bụi mịn từ xi măng, gạch đá… tại các công trình xây dựng.

Áo kỹ sư xây dựng cần may bằng loại vải có độ thấm hút cao, có khả năng co giãn, có khả năng chống bụi, độ bền cao…

Áo bảo hộ kỹ sư xây dựng thường là màu xanh lá, xanh lá đậm và có thể kết hợp thêm áo gile phản quang để dễ nhận diện trong môi trường thiếu sáng.

Đồng phục uần áo kỹ sư xây dựng
Mẫu quần áo kỹ sư xây dựng

Thể Hiện Được Điểm Khác Biệt Của Công Ty/Nhà Máy

Vừa là một bộ đồng phục bảo hộ, đồng thời là một “đại sứ thương hiệu”, đồng phục kỹ sư phải thể hiện được những nét đặc trưng của nhà máy, xí nghiệp. 

Nếu bạn đang thắc mắc, đồng phục kỹ thuật, kỹ sư thường mang những màu sắc cơ bản giống nhau, làm thế nào mới thể hiện được điểm khác biệt của thương hiệu để phân biệt với các thương hiệu khác?

Câu trả lời là ngoài việc lựa chọn màu sắc có liên quan đến nhận diện thương hiệu, có thể gửi gắm những ý tưởng về thương hiệu thông qua những chi tiết nhỏ nơi cổ áo, cổ tay áo… Đồng thời, không thể thiếu logo thương hiệu, thường được in ở ngực áo hoặc sau lưng bộ đồng phục.

Mẫu áo bảo ohoj kỹ sư

>>> Xem ngay: 

BST Mẫu Đồng Phục Bảo Hộ Áo Liền Quần Đẹp Nhất 2024​​​​​​​

BST Các Mẫu Đồng Phục Kỹ Sư Được Ưa Chuộng

Doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào? Tham khảo ngay những mẫu áo đồng phục kỹ thuật cho từng ngành nghề dưới đây để tìm ý tưởng cho đồng phục kỹ sư của doanh nghiệp bạn.

Đồng Phục Kỹ Sư Ô Tô

Ngành sản xuất ô tô, đặc biệt là ô tô điện đang là xu thế của thời đại, có tiềm năng phát triển lớn. 

Kỹ sư ô tô chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất, kiểm tra các thiết bị và hệ thống của ô tô (bao gồm động cơ, hộp số, hệ thống lái, tải trọng, hệ thống an toàn…). Ngoài ra còn có lắp ráp, sửa chữa bảo hành…

Một số mẫu đồng phục kỹ sư ô tô tại Việt Nam:

Đồng phục kỹ sư ô tô Peugeot
Mẫu đồng phục kỹ sư ô tô Peugeot
Đồng phục kỹ sư ô tô BMW
Mẫu quần áo bảo hộ kỹ thuật ô tô BMW
Áo kỹ thuật viên ô tô
Mặt trước áo kỹ thuật viên ô tô BMW
Mẫu áo đồng phục kỹ thuật Honda
Đồng phục bảo trì Honda

Đồng Phục Kỹ Thuật Điện

Đồng phục kỹ thuật điện ở nước ta không chỉ có EVN - Tập đoàn điện lực Việt Nam mà còn rất nhiều doanh nghiệp điện gió, điện năng lượng mặt trời…

Đồng phục kỹ sư điện phải đáp ứng được các yêu cầu: Chống tĩnh điện, chống nắng tốt, chống bụi bẩn, có khả năng thấm hút mồ hôi…

Đồng thời, mũ bảo hộ, găng tay chống tĩnh điện, giày ủng bảo hộ cách điện cũng là những phụ kiện đi kèm cần thiết.

Quần áo bảo hộ kỹ thuật điện
Một mẫu đồng phục bảo hộ kỹ thuật điện

Đồng Phục Kỹ Sư Xây Dựng

Kỹ sư xây dựng là những người tham gia vào quá trình thiết kế, thi công, kiểm tra các hạng mục của công trình xây dựng, nhiệm vụ không giống công nhân xây dựng (là những người thi công trực tiếp). 

Như đã nói ở phía trên, quần áo kỹ sư công trình phải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, khả năng co giãn cao, được bổ sung các túi hộp để đựng vật dụng trong quá trình làm việc. Đồng thời, đồng phục kỹ sư xây dựng phải có sự phân biệt với công nhân xây dựng.

Quần áo kỹ sư công trình
Mẫu quần áo kỹ sư công trình

Đồng Phục Kỹ Thuật Viên Cơ Khí

Công việc chuyên môn của kỹ thuật là kiểm tra, giám sát quá trình lắp đặt máy móc, chạy thử, sửa sai, bảo dưỡng… Công việc này khiến kỹ sư cơ khí thường xuyên phải tiếp xúc với dầu mỡ, máy móc. Vì vậy, đồng phục kỹ thuật viên cơ khí thường phải tối màu để hạn chế nhìn thấy vết bẩn dầu mỡ, đồng thời phải đảm bảo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, đem lại cảm giác dễ chịu cho người mặc.

Đồng phục kỹ sư cơ khí

Đồng Phục Kỹ Sư Dầu Khí

Kỹ sư ngành khí đốt, dầu khí thường xuyên phải tiếp xúc với xăng dầu, khí đốt và những loại hóa chất độc hại. Đồng phục kỹ sư ngành dầu khí phải được may bằng chất liệu cao cấp, có khả năng chống lại phần nào những hóa chất độc hại, độ bền cao.

Đồng phục kỹ sư dầu khí

Áo Gile Bảo Hộ Kỹ Sư

Áo gile bảo hộ thường xuyên được sử dụng may đồng phục kỹ sư. Đây là loại áo không có tay và cổ (cổ áo chữ V). Áo được thiết kế rộng rãi, thoải mái, mặc bên ngoài áo sơ mi hoặc áo bảo hộ dài tay. Trên áo thường bố trí 2 túi áo lớn ở trước ngực và 2 túi lớn hơn ở bụng, thuận tiện cho để vật dụng, công cụ liên quan đến công việc.

Áo gile kỹ sư có thể may dải phản quang, nhất là đối với kỹ sư xây dựng.

Mẫu áo gile bảo hộ kỹ sư

Áo Khoác Đồng Phục Kỹ Sư

Áo khoác kỹ sư chủ yếu sử dụng vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh, hoặc có thể sử dụng trong những ngành nghề có mức độ rủi ro nghề nghiệp cao hơn: Gió bụi, tia lửa và những hóa chất/tác nhân có hại khác có thể gây ra tổn hại về sức khỏe cho kỹ sư.

Mẫu áo khoác đồng phục kỹ sư

3 Loại Vải May Đồng Phục Kỹ Thuật

Chất liệu vải là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi may đồng phục kỹ sư, kỹ thuật nói riêng và đồng phục nói chung.

Riêng với đồng phục kỹ thuật, kỹ sư, có 3 loại vải may thông dụng, bao gồm:

Vải KaKi

Ưu điểm: Thấm hút mồ hôi tốt, độ dày vừa phải, đem lại cảm giác dễ chịu cho người mặc. Độ bền vải cao, không nhăn xù, có khả năng chống nắng và giá thành khá hợp lý.

Nhược điểm: Khả năng co giãn thấp, do vậy khi may đồng phục kỹ sư nên may rộng rãi.

Vải Pangrim Hàn Quốc

Ưu điểm: Chất vải mềm mại, mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chống bụi, dễ giặt, ít nhăn, ít nhàu, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc.

Nhược điểm: Màu sắc và kiểu thiết kế hạn chế hơn so với các màu khác, đồng thời giá cả cũng cao hơn.

Vải Chống Tĩnh Điện

Ưu điểm: Là loại vải đặc biệt, dùng may đồng phục cho các kỹ sư ngành điện, điện tử, hóa chất, luyện kim… Vải có khả năng hạn chế truyền điện tích tĩnh từ người sang môi trường xung quanh, đồng thời chất vải mềm mại, co giãn tốt…

Nhược điểm: Vải chống tĩnh điện hiện phải nhập về, giá thành khá cao.

Vải may đồng phục nhân viên kỹ thuật, kỹ sư
Tùy từng lĩnh vực mà lựa chọn vải may đồng phục nhân viên kỹ thuật, kỹ sư phù hợp

So Sánh Đồng Phục Kỹ Sư & Đồng Phục Công Nhân

Đồng phục kỹ sư và đồng phục công nhân cùng là đồng phục bảo hộ lao động và đều góp phần giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, 2 loại đồng phục vẫn có sự khác nhau căn bản. Cụ thể:

Tiêu chí so sánh

Đồng phục kỹ sư

Đồng phục công nhân

Mục đích sử dụng

Kỹ sư là người có chuyên môn cao, công việc tập trung vào thiết kế, giám sát, sửa chữa… Mục đích của đồng phục là thể hiện tính chuyên gia, tạo tin tưởng cho khách hàng và đối tác, đồng thời bảo vệ sức khỏe kỹ sư.

Công nhân chủ yếu là lao động chân tay. Đồng phục công nhân giúp bảo vệ công nhân khỏi các tác nhân nguy hiểm trong môi trường làm việc: Bụi bẩn, hóa chất, nhiệt độ, va chạm…

Thiết kế

- Thiết kế có thể phức tạp hơn đồng phục công nhân, chú trọng thể hiện chuyên môn và đẳng cấp của người mặc.

- Các chi tiết logo, biểu tượng doanh nghiệp được trình bày dễ nhìn, ấn tượng hơn. 

- Thiết kế đơn giản, chú trọng tính thoải mái và khả năng bảo vệ. 

- Có các chi tiết đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng ngành: Túi đựng dụng cụ, nơi thắt dây an toàn, dải phản quang… 

Chất liệu

- Vải chất lượng, độ bền cao, chống nhăn, dễ bảo quản. 

- Vải có những khả năng nhất định trong chống bụi, chống hóa chất, chống tĩnh điện… 

- Ưu tiên vải có độ bền cao, chịu được mài mòn.

- Đề cao sự thoải mái cho người mặc.

Màu sắc

- Màu sắc trung tính, thường dùng nhiều màu xám/ghi hoặc cam.

- Có những chi tiết khác để tạo điểm nhấn (nơi cổ áo, tay áo, túi ngực…).

- Màu sắc thường trung tính, một màu: Xám, đen, xanh than, cam…

Logo thương hiệu

- Logo được in/thêu ở vị trí nổi bật trên áo.

- Logo công ty thường thêu hoặc in nhỏ gọn ở gần ngực.

Áo kỹ sư nhiều túi

Bảo Quản Đồng Phục Kỹ Thuật, Kỹ Sư Đúng Cách

Đồng phục kỹ sư thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, bụi bặm, dầu nhớt và hóa chất. Để bảo quản được một bộ đồng phục kỹ thuật, kỹ sư, bạn cần lưu ý:

  • Khi giặt: Nên lộn trái đồng phục rồi mới giặt. Nên giặt riêng đồng phục kỹ sư để bụi bẩn, dầu nhớt không dây sang những bộ đồ khác. Giặt xong nên ngâm với nước xả vải để thớ vải mềm, dễ mặc và thơm mát hơn.
  • Khi phơi: Lộn trái áo khi phơi để giữ màu đồng phục.
  • Bảo quản: Khi đồng phục đã khô, bạn có thể là ủi qua một lượt trước khi treo vào tủ, để giúp sát khuẩn và giữ form tốt hơn, giúp bộ đồng phục chỉn chu hơn.
Đồng phục kỹ sư ô tô Vinfast
​​​​​​​

De Charme - Đồng Phục Kỹ Sư Uy Tín, Chuyên Nghiệp

Cùng với các sản phẩm đồng phục bảo hộ khác, De Charme Uniform tự tin đem đến những dòng sản phẩm đồng phục kỹ sư, đồng phục kỹ thuật với chất lượng tốt, chuyên nghiệp và uy tín nhất.

Đồng phục kỹ thuật, kỹ sư tại De Charme luôn đảm bảo các tiêu chí về bảo hộ, đồng thời giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp với những chi tiết nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Tư vấn nhiệt tình - Chất lượng sản phẩm tốt - Giá hợp lý - Bảo hành dài hạn - Dịch vụ vượt trội. Đó là những gì chúng tôi hứa sẽ đem lại cho bạn. 

Liên hệ ngay với De Charme Uniform theo Hotline/Zalo 0983.930.475 để được tư vấn và báo giá cụ thể, bạn nhé!


Thông Tin Liên Hệ De Charme

Liên hệ với De Charme NGAY HÔM NAY để được tư vấn, báo giá về đồng phục kỹ sư và các loại đồng phục khác:
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI DE CHARME (DE CHARME., JSC)
Mã số thuế: 0105556235
---------------------------
Head Office Hà Nội
Hotline/Zalo: 0983.930.475
Tel: (024) 62557888
Địa chỉ: Tầng 3, Số 311 đường Trường Chinh, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
---------------------------
Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh
Hotline/Zalo: 0982.556.118
Tel: (024) 62557888
Địa chỉ: 120/21 đường 59, Q. Gò Vấp, TP.HCM

Liên hệ đặt hàng

Head Office Hà Nội

Hotline: 0983.930.475

Tel : (024) 62557888

Địa chỉ : Tầng 3 Số 311 Trường Chinh, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Chi Nhánh Hồ Chí Minh

Hotline: 0982.556.118

Địa chỉ : 120/21 đường 59, Q. Gò Vấp, TPHCM